Sáng mùng 6 tháng Giêng (tức 15/2), tại sân Thiên Trù – Chùa Hương, lễ hội chùa Hương xuân Giáp Thìn chính thức khai hội với chủ đề “An toàn – Văn minh – Thân thiện”. Lễ hội diễn ra từ ngày 11/2 đến 11/5/2024 (tức từ mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 4/4 năm Giáp Thìn), phục vụ nhu cầu đi lễ đầu năm của người dân và du khách thập phương. Đây là hoạt động diễn ra thường niên và là lễ hội có thời gian kéo dài, đặc sắc nhất của cả nước.
Rút kinh nghiệm mùa lễ hội trước
Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết, từ ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão đến mùng 2 Tết Giáp Thìn, đã có khoảng 2 vạn người đã đến chùa Hương (huyện Mỹ Đức) đi lễ đầu năm, trong 3 ngày này vé tham quan được miễn phí cho du khách.
Để tránh tình trạng ách tắc, quá tải trong những ngày đầu diễn ra lễ hội, Ban quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) đã thay vé giấy bằng vé điện tử; nâng cao chất lượng quản lý xuồng đò, sắp xếp hàng quán, phân luồng giao thông, 4 bến xe có sức chứa 5.000 khách. Nếu xảy ra tình trạng quá tải, Ban quản lý sẽ sắp xếp những nơi tập trung, không để hiện tượng đỗ xe bừa bãi.
Trước đó, tình trạng lộn xộn, “cò mồi”, “chèo kéo”, tranh giành khách đi đò và sử dụng dịch vụ xảy ra nhiều năm tại lễ hội chùa Hương làm buồn lòng du khách và gây mất trật tự an toàn giao thông, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ đò đã cơ bản được giải quyết trong mùa lễ hội năm nay nhờ những giải pháp và mô hình quản lý mới của các cơ quan chức năng.
Để tránh tình trạng ách tắc, quá tải trong những ngày đầu diễn ra lễ hội, Ban quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn thay vé giấy bằng vé điện tử; nâng cao chất lượng quản lý xuồng đò, sắp xếp hàng quán, phân luồng giao thông, 4 bến xe có sức chứa 5.000 khách. Nếu xảy ra tình trạng quá tải, ban quản lý sẽ sắp xếp những nơi tập trung, không để hiện tượng đỗ xe bừa bãi.
Tình trạng lộn xộn, “cò mồi”, “chèo kéo”, tranh giành khách đi đò và sử dụng dịch vụ xảy ra nhiều năm tại lễ hội chùa Hương làm buồn lòng du khách và gây mất trật tự an toàn giao thông, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ đò đã cơ bản được giải quyết trong mùa lễ hội năm nay nhờ những giải pháp và mô hình quản lý mới của các cơ quan chức năng.
Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết, năm nay, đơn vị đã bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát với khoảng 200 người, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và tuyên truyền người dân và du khách đi lễ văn minh. Đến thời điểm này, các hoạt động đón khách tại chùa Hương diễn ra thuận lợi, an toàn, ngăn nắp. Tại các khu vực bến xe, bến thuyền đều có hướng dẫn rõ ràng cho người dân và du khách. Hoạt động xe điện phục vụ du khách diễn ra liên tục kết nối từ bến xe đến bến thuyền. Giá các dịch vụ niêm yết công khai, không có hiện tượng nâng giá, “chặt chém” du khách”.
Nhiều điểm mới trong công tác tổ chức lễ hội
Năm 2024, Ban tổ chức lễ hội tiếp tục đổi mới công tác tổ chức đảm bảo an toàn, văn minh, thân thiện. Nét mới là địa phương lần đầu tiên thành lập Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương vận chuyển thuyền, đò phục vụ du khách.
Giá vé thu phí thắng cảnh năm nay là 120.000/người/lượt; vé ưu tiên: 60.000/người/lượt (giá vé trên đã có 2.000 đồng bảo hiểm).Về thời gian vận chuyển xuồng đò đưa khách tham quan lễ Phật: Từ thứ 2 đến thứ 6: Thời gian vận chuyển từ 05h00 đến 20h00; Thứ 7 và Chủ nhật: Thời gian vận chuyển từ 04h00 đến 20h00.
Về điều hành vận chuyển khách, UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã thành lập Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương vận chuyển thuyền, đò phục vụ du khách về tham quan lễ Phật nhằm thực hiện việc điều hành vận chuyển khách đi thuyền, đò theo thời gian quy định xuất bến tại bến ngoài để đảm bảo an toàn cho du khách. Thời gian vận chuyển xuồng đò chở khách tham quan lễ Phật từ thứ 2 đến thứ 6, thời gian vận chuyển từ 5h đến 20h; thứ 7 và Chủ nhật thời gian vận chuyển từ 4h đến 20h.
Ban tổ chức Lễ hội cũng tiếp tục vận hành thử nghiệm đưa xe điện vào vận chuyển trong khu vực lễ hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Xe điện phục vụ du khách theo lộ trình tuyến với 3 tuyến đường: Bến xe Hội Xá – bến đò Yến Vỹ; bến xe Đục Khê – bến trượt Đồng Cừ; bến xe đường số 1 – bến đò chùa Tuyết Sơn. Số lượng xe điện đưa vào hoạt động là 110 xe, chỗ ngồi của phương tiện từ 8 – 14 chỗ, đảm bảo chất lượng xe, an toàn, đi đúng lộ trình, niêm yết giá công khai, lưu thông thuận tiện, tránh gây phiền hà cho du khách.
Quay trở lại chùa Hương sau 2 năm dịch bệnh, chị Trần Thu Hạnh (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Chùa Hương là nơi linh thiêng, lần này về chùa Hương thấy khác so với các năm trước rất nhiều. Ngay từ bước đầu tiên đã được phục vụ tận tình, chu đáo vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Ghi dấu ấn trong lòng du khách
Điểm mới nhất của công tác tổ chức lễ hội chùa Hương năm nay là huyện Mỹ Đức thành lập Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương với gần 4.000 chiếc thuyền đò được người dân đăng ký vận chuyển khách tham quan lễ Phật. Tất cả các thuyền, đò đăng ký vào hợp tác xã được sơn màu xanh, đánh số, có lô gô hợp tác xã, trang bị đầy đủ áo phao, vật nổi… theo quy định. Còn các lái đò được cung cấp áo nhận diện, đeo thẻ đánh số, chia về 10 cổng để đón trả khách theo thứ tự.
Nếu như những năm trước, việc chở đò, thuyền do nhân dân xã Hương Sơn hoạt động mang tính chất tự phát, không có sự quản lý thống nhất thì sau khi hoạt động theo mô hình hợp tác xã, việc vận chuyển hành khách của các lái đò được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Lái đò chỉ việc chở khách đảm bảo đúng quy định, tùy từng đò, thuyền to nhỏ, hợp tác xã điều phối số lượng khách phù hợp, đảm bảo công khai, minh bạch, quyền lợi cho mỗi du khách và cả chủ đò.
“Các đò được trang bị đầy đủ dụng cụ nổi và phao cứu sinh để đảm bảo an toàn cho du khách trẩy hội chùa Hương trên suối Yến. Ngoài ra, lực lượng Thanh tra Giao thông đường thủy nội địa bố trí 100% quân số không chỉ duy trì ở đầu bến mà còn sử dụng xuồng để tuần tra, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở lái đò và du khách chấp hành các quy định, đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian tham gia lễ hội”, ông Bùi Ngọc Tân – Đội Trưởng đội Thanh tra giao thông đường thủy, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông tin.
Hoạt động chở đò quy củ, người dân lao động cảm thấy hài lòng, còn du khách cũng cảm nhận được sự đổi mới văn minh, sạch đẹp khi đi lễ hội chùa Hương. Ngoài ra, thực hiện chuyển đổi việc bán vé từ mô hình truyền thống sang bán vé điện tử đã tạo sự văn minh, công khai về giá, tránh thất thu ngân sách, tránh tình trạng vé giả, vé lậu. Các lực lượng chức năng: Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông đường thủy, Ban tổ chức lễ hội duy trì đảm bảo an toàn giao thông tại suối Yến và suối Tuyết Sơn, các đội cứu hộ giao thông thường xuyên tuần tra, kiểm soát.
Toàn xã Hương Sơn có 6.500 hộ dân, tham gia trực tiếp phục vụ với rất nhiều ngành nghề từ vận chuyển hành khách đến lái đò. Đến nay đã có 590 chiếc đò, 2.651 chiếc xuồng, đủ điều kiện phục vụ du khách tốt nhất. Đến nay, đã có trên 2.000 lao động đăng ký tham gia chở đò. Tổng cộng, chùa Hương có khoảng 4.500 chiếc thuyền, đò đủ tiêu chuẩn phục vụ khách như: Lắp đủ ghế, có áo phao, wifi, ô che…
Gia đình anh, chị Lê Minh Phúc (Bắc Ninh) vô cùng phấn khởi trong lần quay trở lại chùa Hương năm nay. “Gia đình tôi có 5 người. Chúng tôi đi cùng đoàn hơn 60 người đều là bà con cùng làng. Trước đây năm nào nhà tôi cũng đến chùa Hương đi hội vào mùng 5 hoặc mùng 6 Tết. Nhưng trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra, chúng tôi không đi được. Lần trở lại chùa Hương lần này tôi rất háo hức. Mỗi lần đến đây tôi đều cầu mong cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc. Đi chùa đầu năm cũng là dịp để cả gia đình thư giãn chuẩn bị bắt đầu quay trở lại guồng quay công việc. Năm nay, rất nhiều điểm mới thuận lợi cho người dân tham gia lễ chùa, tôi thấy vô cùng phấn khởi”, chị Minh Phúc chia sẻ.
Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 hướng tới mục tiêu an toàn – văn minh – thân thiện, với những ghi nhận được khi hành hương về lễ chùa, bên cạnh những kết quả đạt được, những tồn tại, bất cập trong các dịch vụ đò chờ khách, trật tự đô thị, dịch vụ ăn uống, trông giữ phương tiện… cần được du khách phản ánh kịp thời, lực lượng chức năng vào cuộc xử lý triệt để, tạo ấn tượng sâu sắc cho du khách mỗi lần đến với di tích Quốc gia đặc biệt – quần thể danh thắng chùa Hương.
Thúy Hằng