Những cách gói bánh chưng độc đáo dịp Tết

Bánh chưng với nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, được gói với lá dong là chiếc bánh truyền thống đã vô cùng quen thuộc. Ngày nay, không chỉ dừng lại ở đó, bánh chưng được sáng tạo với nhiều cách làm độc đáo và mới mẻ.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ Tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.

Bánh chưng truyền thống

Đỗ xanh làm nhân bánh được chọn lọc rất kỹ, là loại đỗ hạt tiêu nhỏ, hạt tròn mây mẩy. Sau khi vỡ đỗ, người làm bánh ngâm cho tróc vỏ, đãi sạch, để ráo và hấp chín. Thịt lợn phải là loại nạc vai, dính chút mỡ để tạo vị béo ngậy, nhấn nhá thêm vị cay và thơm nồng của tiêu hột xay.

Bánh chưng truyền thống trên mâm cơm ngày Tết.
Bánh chưng nhân đậu xanh và thịt lợn truyền thống.

Bánh chưng gấc

Để làm loại bánh chưng này không hề dùng phẩm màu mà là màu đỏ của gấc. Bề ngoài bánh vẫn xanh lá như bình thường nhưng khi bóc ra, màu đỏ cuẩ gấc đã hòa cùng nếp thơm tạo nên màu đỏ au rất đẹp. Màu sắc này không chỉ giúp bánh có màu đẹp mắt, ngon miệng hơn mà còn tượng trưng cho sự may mắn – hạnh phúc – thịnh vượng trong năm mới.

Bánh chưng gấc nhân thịt
Thành phẩm luộc xong bánh có màu đỏ bắt mắt, màu đỏ biểu trưng cho sự may mắn, tài lộc

Bánh chưng cốm non

Bánh chưng cốm khác bình thường ở chỗ là nguyên liệu có thêm cốm khô trộn vào với gạo nếp và lá thơm. Nhân của bánh thường là nhân ngọt với đỗ xanh được nấu tương tự chè kho, và có thêm miếng thịt nạc bên trong. Khi ăn, người ta sẽ cảm nhận được vị bùi và thơm của cốm. Chính nhờ hương vị thơm ngon đó mà những nàng dâu thường chọn để làm quà biếu dịp Tết.

Vỏ bánh được trộn cùng với cốm nên có màu xanh tươi mát.
Bánh chưng cốm vỏ ngoài dẻo thơm mùi cốm, nhân thịt mềm tươi ngon.

Bánh chưng ngọt

Cầu kì hơn trong khâu gói khi đường phên phải là đường ngon, được cạo mỏng từ những tảng lớn, màu nâu sậm, vị ngọt đậm. Gói bánh chưng ngọt cần hoa hồi, chút vỏ quế, thế mới làm nên hương vị đặc biệt. Hoa hồi khô mua ở tiệm thuốc Bắc cùng vỏ quế được nghiền thành bột mịn rồi ướp với thịt, nước mắm, hạt tiêu. Đường phên gói đến đâu, cạo tới đó để tránh đường bị ướt.

Nhân bánh được làm từ mật mía có màu vàng đậm kết hợp với thịt lợn béo ngậy.
Bánh chưng ngọt sau khi đã luộc chín.

Bánh chưng nếp cẩm

Loại bánh chưng biến tấu này còn được gọi bằng cái tên khác là bánh chưng đen. Đây là món truyền thống của người Tày và được làm từ những hạt gạo nếp cẩm của Tây Bắc. Gạo nếp cẩm còn rất tốt cho hệ tuần hoàn, bổ máu và tim mạch. Điểm đặc biệt nhất chính là nó mang màu đen độc đáo. Mùa đen tím giống như hạt nếp cẩm và rát mềm, dẻo, vị thanh mát. 

Bánh chưng nếp cẩm có vỏ bánh màu đen, nhân đỗ xanh mềm mịn.
Bánh chưng nếp cẩm – thứ bánh mới trong những ngày Tết cổ truyền.

Dù là bánh chưng truyền thống hay bánh chưng sáng tạo thì người gói bánh đã dành rất nhiều tâm huyết và lòng biết ơn trong đó. Họ luôn chỉn chu, trau truốt trong từng khâu chuẩn bị.

Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay và mãi về sau đó là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết. Một nét đẹp truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, khi mọi người cùng nhau bên bếp lửa hồng của nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy, ấm áp và đoàn tụ.

Trần Hiền

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *