Những lễ hội xuân nổi tiếng ở miền Bắc

Mùa Xuân là mùa của lễ hội. Từ xa xưa, lễ hội truyền thống đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của nhân dân. Những lễ hội mùa xuân vừa để cầu bình an, may mắn, vừa thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và khám phá phần nào cuộc sống của người dân miền Bắc.

Lễ hội chùa Hương – Hà Nội

Lễ hội chùa Hương thường kéo dài trong gần ba tháng (bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch), tổ chức tại địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây được xem là một trong những hội xuân lớn nhất cả nước, thu hút nhiều sự chú ý của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về.

Lễ hội chùa Hương không chỉ là một lễ hội thông thường mà nó còn có ý nghĩa rất lớn và mang đậm dấu ấn tín ngưỡng của Bắc Bộ. Phần lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam bao gồm Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Phần hội lại là sự kết hợp những nét văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

Lễ hội chùa Hương được tổ chức tại địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Tham gia lễ hội Chùa Hương du khách không những được thỏa mãn tính ngưỡng tâm linh mà còn có thể đắm mình vào non nước, cảnh vật hữu tình cùng không khí trong lành. Ngoài ra, bạn cũng có thể cầu bình an, sức khỏe và một năm như ý cho gia đình khi ghé thăm chùa Hương.

Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội thường diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch cho đến hết tháng 3 hàng năm, tức kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân.

Chùa Yên Tử được xem là đất tổ Phật giáo của Việt Nam vào thời Đại Việt. Sau khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng đã đến đây tu hành và khai sinh ra Thiền phái Trúc Lâm, là dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam. Do đó, vào mỗi dịp đầu xuân hằng năm, chùa Yên tử lại rộn ràng tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh những công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Lễ hội yên Tử thường diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch cho đến hết tháng 3 hàng năm, tức kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân.

Du khách ghé thăm Yên Tử có thể du xuân vãn cảnh, cầu bình an may mắn hoặc tham quan ngôi chùa bằng đồng ấn tượng trên đỉnh núi. Người dân cũng sẽ có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động thú vị như nghe nhạc truyền thống, tham gia các trò chơi dân gian, khám phá những nét đẹp văn hóa khắp mọi vùng miền trong không gian vô cùng linh thiêng,…

Khai ấn đền Trần – Nam Định

Lễ hội Khai ấn đền Trần là lễ hội mùa xuân nổi tiếng Việt Nam để tri ân công đức của các vị vua Trần. 

Hội sẽ được bắt đầu với lễ khai ấn, diễn ra vào giờ Tý. Lễ khai ấn được diễn ra với ba nghi thức: Dâng hương, rước kiệu ấn và khai ấn tại Tiên Miếu nhà Trần. Hội sẽ được bắt đầu với lễ khai ấn, diễn ra vào giờ Tý. Quy mô của lễ hội được tổ chức tại cả ba đền: Thiên Trường, Trùng Hoa, Cố Trạch. Sau khi hoàn thành nghi lễ khai ấn, từ 23h55, cửa đền mới mở để người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5h ngày 15 tháng Giêng bắt đầu phát ấn cho nhân dân và du khách.

Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra rất nhiều hoạt động truyền thống rất sôi nổi như múa rồng, múa lân, hát chèo.

Lễ hội Khai ấn đền Trần là lễ hội mùa xuân nổi tiếng Việt Nam để tri ân công đức của các vị vua Trần. 

Lễ hội khai Ấn đền Trần diễn ra vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm tại đền Thiên Trường, thuộc Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Đền Trần – Chùa Tháp, phường Lộc Vượng (TP Nam Định).

Hội Lim – Bắc Ninh

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, được tổ chức hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc.

Tương tự như những lễ hội truyền thống khác, hội Lim sẽ bắt đầu bằng một lễ rước với thành phần đoàn rước là những người tham gia tổ chức lễ trong cổ phục uy nghiêm và trang trọng.

Trong ngày lễ chính sẽ là các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật và cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân.

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, được tổ chức hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng.

Bên cạnh phần lễ sẽ là phần hội với các trò chơi dân gian đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc biệt là các sinh hoạt văn hóa dân ca Quan họ đặc sắc và độc đáo mà chỉ ở Bắc Ninh mới có.

Lễ hội gò Đống Đa – Hà Nội

Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân nhằm tưởng nhớ những chiến công oanh liệt, đánh giặc cứu nước của vị vua Quang Trung. Thời gian diễn ra lễ hội là vào ngày mùng 5 Tết Âm lịch hằng năm.

Lễ hội gò Đống Đa gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các nghi thức: Lễ tế và rước kiệu vua Quang Trung, hoàng hậu Ngọc Hân, lễ dâng hương và đọc diễn văn, lễ cầu siêu. Phần hội gò Đống Đa được tổ chức long trọng ở công viên văn hóa Đống Đa ở Hà Nội với nhiều hoạt động phong phú như: tái diễn lại quá trình dựng nước và giữ nước của vua Quang Trung, các trò chơi dân gian như chọi gà, cờ người, kéo co,… Du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm những hoạt động văn hóa đặc sắc khi đến du xuân tại Đống Đa.

Thời gian diễn ra lễ hội là vào ngày mùng 5 Tết m lịch hàng năm.

Đây là một lễ hội truyền thống mang nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt Nam ta, được tổ chức hàng năm để giáo dục những thế hệ sau về những giá trị tinh thần của ông cha ta, về nghệ thuật chuyển quân thần tốc và chiến lược đánh nhanh thắng gọn của quân Tây Sơn.

Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể chùa có diện tích lớn tại Việt nam. Hàng năm, mỗi dịp xuân về, Lễ hội chùa Bái Đính sẽ được tổ chức, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Lễ hội diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3.

Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3.

Lễ hội gồm có hai phần: 

Phần lễ: gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội: có các hoạt động mang tính chất văn hóa tâm linh như: rước kiệu, viết thư pháp; các trò chơi dân gian; thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố Đô, tổ chức các hoạt động triển lãm tranh ảnh văn hóa nghệ thuật giới thiệu về chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An. Đại biểu, tăng ni và du khách cùng tham gia nghi lễ thả chim phóng sinh, cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, no ấm.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *